Vinfast chỉ là một đứa trẻ mới sinh
Thông tin Vinfast lỗ 6600 tỉ sau nửa đầu năm. Chiến lược của Vingroup là chấp nhận lỗ trong 5 năm đầu, vì vậy khoản 6600 tỷ vẫn nằm trong dự tính. Tuy vậy vẫn để lại trong tôi nhiều suy nghĩ, liệu rằng mọi sự có nằm trong dự tính của Vin hay không?. Vinfast như một đứa trẻ mới sinh ra, sự sinh tồn còn dựa vào vòng tay cha mẹ. Dựa vào nguồn sữa từ mảng bất động sản Vinhome. Một đứa trẻ mà 5 năm đã có thể tự sống sót thì nhanh quá, quá trình đó có thể là 20-25 năm. Có thể Vingroup sẽ phải nuôi Vinfast rất lâu nữa. Vinfast có trở thành nỗi đau dai dẳng.
Câu hỏi là liệu cha mẹ còn mãi khỏe mạnh để mà kiếm tiền nuôi con đến khi trưởng thành hay không?. Cái này thì không ai biết! Chỉ có điều đó là khoản chi tiêu vô cùng tốn kém.
Cạnh tranh thế nào?
Ở Mỹ một công ty khởi nghiệp có thể dễ dàng tuyển dụng được nhân tài về khoa học công nghệ. Nhưng ở Việt Nam tuyển dụng thì không hề dễ dàng. Nhân tài khoa học như lá mùa thu. Vingroup không phải là ngoại lệ, vì vậy họ phải có chiến lược tuyển dụng từ nước ngoài. Một chiến lược hay nói cách khác là kinh nghiệm từ việc triển khai mảng bất động sản. Được Vingroup áp dụng cho mảng sản xuất xe. Đó là Vin sẽ thuê những nhân sự hàng đầu bao gồm Tây và Việt kiều với năng lực vượt trội để tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy vậy để tạo lợi thế họ phải chi một khoản không nhỏ. Với bất động sản họ có thể tạo ra uy thế tuyệt đối vì chỉ phải cạnh tranh với các đối thủ ở Việt Nam với trình độ thấp hơn. Tuy vậy mảng sản xuất xe hơi là câu chuyện hoàn toàn khác. Những đối thủ nước ngoài cũng thông minh và nhanh nhậy không kém. Trước đây trong phạm vi đất nước Việt Nam trình độ của họ là một lợi thế. Nhưng bây giờ trình độ không phải là lợi thế nữa ngược lại lại là một điểm trừ. Lí do bởi chi phí thuê nhân sự cao cấp, chi phí đào tạo nhân sự trung cấp và cấp thấp. Mọi thứ không có sẵn và phải làm từ đầu.
Niềm tự hào dân tộc và nỗi đau dai dẳng
Hy vọng nằm ở thị trường Việt Nam, chính phủ Việt Nam có các động thái hỗ trợ các doạnh nghiệp sản xuất trong nước. Đương nhiên cũng là hỗ trợ Vinfast nhằm cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Tuy vậy ngay cả khi được hỗ trợ, thị trường Việt Nam vẫn là miếng bánh quá nhỏ. Với tỉ lệ thu nhập của người dân vẫn ở mức thấp. Thị trường Nga và Ukraina, Mỹ hy vọng sẽ là đột phá khẩu cho Vin. Hy vọng họ sẽ khai phá được, chiếm lĩnh tốt.
Trở lại vấn đề nhân sự setup công ty, nếu đất nước Việt Nam đào tạo được nhân tài về khoa học công nghệ. Vin đã không phải đi thuê, chi phí sẽ không đội lên. Nếu Vin thất bại thì chúng ta cũng là những người có lỗi. Vingroup hiện nay đại diện cho khát vọng vươn lên của Việt nam. Nhưng Việt Nam đã hỗ trợ được gì cho doanh nghiệp tiên phong này?. Chỉ là một chút hỗ trợ về thị trường, đất đai để xây dựng nhà xưởng. Cộng với chính sách về thuế, lao động tay nghề thấp, chấm hết. Sâu xa hơn để cạnh tranh ở tầm thế giới những thứ đó là không đủ. Hồn cốt của một ngành sản xuất nằm ở trình độ khoa học công nghệ. Thứ mà Việt Nam không hề có (có rất ít).
Lời kết
Nếu nói ra có lẽ sẽ nói cả ngày mất thôi. Những dòng lan man này, hy vọng một ngày chính phủ sẽ có những chính sách thiết thực nhằm phát triển nền khoa học nước nhà.
Nếu tôi làm chính trị có lẽ là phải phát động phong trào “Xây dựng nền khoa học tiên tiến, nền sản xuất hiện đại”. Tiến tới làm cuộc cách mạng khoa học về công nghệ. Chỉ có thế những niềm tự hào của Việt Nam mới đủ sức cạnh tranh. Mới không hụt hơi, mới không chịu nỗi đau dai dẳng như Vinasuki đã từng. Người dân Việt nam 20-30 năm tới sẽ không phải chịu cảnh chưa giàu đã già. Nỗi lo thường trực có thật, nhưng nó vẫn mơ hồ bởi hiện tại phải lo kiếm cơm cho ngày hôm nay cái đã.
Facebook Comments Box